Chung cư cao cấp nhanh chóng...hạ cấp !

Nhiều người dân Hà Nội đã không tiếc tiền bỏ cả chục tỷ đồng để mua một căn hộ chung cư cao cấp những mong được tận hưởng cuộc sống tiện nghi hiện đại. Tuy nhiên, trái với mong đợi, nhiều chung cư đã xuống cấp

Nỗi lòng người mua chung cư cao cấp

Vài năm trước, chung cư The Manor (Mỹ Đình, Hà Nội) là một trong những tổ hợp chung cư hiện đại nhất Hà Nội. Cảnh quan đẹp, các khu vực dịch vụ tiện ích như bể bơi, khu vui chơi, siêu thị, nhà hàng được quy hoạch hợp lý. Để được sở hữu căn hộ trong khu chung cư này đã từng là niềm mơ ước của nhiều gia đình.

Sau 5 năm đưa vào sử dụng cùng với thời gian khu chung cư này cũng đã bắt đầu xuống cấp. Điều đáng nói, do xảy ra nhiều tranh chấp của các cư dân và chủ đầu tư việc bảo trì, bảo dưỡng các công trình, hạng mục công cộng gần như không được quan tâm. Chính vì vậy, đẳng cấp khu chung cư này đang dần bị mất đi.

Một cư dân The Manor cho biết, sau khi người dân chung cư này nhất quyết phản đối việc thu nhiều khoản phí bất hợp lý chủ đầu tư buộc phải dừng thu phí. Tuy nhiên, đồng nghĩa việc giảm phí thì chủ đầu tư cắt giảm các công trình công cộng. Bể bơi gần như không hoạt động, đèn đường cả khu vực chung cư cắt giảm bớt, các khu vực chung không sạch sẽ đặc biệt việc tu dưỡng các khu vực công cộng cũng không còn được coi trọng.

“Năm 2007, gia đình tôi đã mua căn hộ với giá 5 tỷ đồng/căn. So với các khu chung cư khác thì việc sinh sống chung cư The Manor rất tốt bởi chưa chung cư nào có không gian sống tuyệt vời như The Manor, cảnh quan cây cối, sân chơi cho trẻ con rất lý tưởng... Tuy nhiên, sau dịch vụ công cộng cắt giảm đặc biệt là bể bơi khiến cho chung cư mất dần giá trị. Thêm vào đó, việc đấu tranh với chủ đầu tư trong một thời gian dài đã làm cho mọi người thực sự mệt mỏi và căng thẳng” vị này cho biết.


Cư dân không đóng phí vì vậy chủ đầu tư không chi phí để vận hành bể bơi
Tình trạng này không chỉ xảy ra tại chung cư bậc nhất của Hà Nội mà mới đấy người dân sống chung cư Keangnam Vina cũng tiếp tục đối mặt với nguy cơ này do bất đồng với chủ đầu tư.

Hãy khoan bình luận việc “ai không xứng với ai” mà nhìn nhận ở góc độ khách quan nhiều người cho rằng, một công trình với nhiều kỷ lục, hiện đại nhất Việt Nam như Keangnam Vina rồi cũng sẽ có kết cục chẳng khác gì The Manor khi mà người dân và chủ đầu tư không  hợp tác để đưa ra phương án vận hành tòa nhà cao nhất Việt Nam.

Anh Nguyễn Hải Thanh – cư dân sống tại chung cư Keangnam cho biết, các chung cư Việt Nam đa phần sau khi bàn giao cho người dân chủ đầu tư hầu như không quan tâm mà phó mặc cho ban quản lý. Vì vậy việc xuống cấp diễn ra rất nhanh chóng. Các chung cư cao cấp cũng không phải là một ngoại lệ.

Hiện khu chung cư Keangnam có rất nhiều hạng mục công cộng như đường xá, cây xanh, chiếu sáng, phòng tập, sân chơi, bể bởi, sân tennis… vì vậy công việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng phải thường xuyên được thực hiện. Nếu không làm đều đặn, chỉ vài năm nữa các hạng mục xuống cấp thì giá trị chung cư mất dần và người thiệt hại nhiều nhất vẫn là các cư dân.

Cân bằng quyền lợi - nghĩa vụ

Đa phần nhiều người dân Việt Nam sinh sống tại các khu chung cư ít quan tâm đến vận hành bảo trì tòa nhà bởi họ cho rằng đó là trách nhiệm của chủ đầu tư và Ban quản lý. Thậm chí, khi tòa nhà xuống cấp công trình công cộng hư hỏng việc hô hào người dân đóng tiền để sửa chữa là khá vất vả với chủ đầu tư.

Ví như một con đường xây dựng xong nếu chỉ khai thác không bảo trì, bảo dưỡng thì đương nhiên công trình bị xuống cấp. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, nếu bỏ 1 đồng bảo trì đúng lúc thì sau này tránh phải mấy 20 đồng. Từ đó có thể thấy xác định việc bảo trì cho công trình, tòa nhà là rất quan trọng.

Từ thực tế diễn ra tại chung cư The Manor, Keangnam Vina cho thấy, để các tòa chung cư cao cấp không bị xuống cấp, mất giá thì điều cần nhất đó là những cái bắt tay từ nhiều phía.

Để làm được điều này cả chủ đầu tư, Ban quản lý và người dân đều cần phải thống nhất được mức phí hợp lý mà đại bộ phận người dân chấp nhận.

Nguồn: VNmedia.vn (12/2011)

Tranh chấp giữa BQT và chủ đầu tư Ehome2

Một góc chung cư Ehome2
Ngày 23-8-2012, ĐTTC có bài viết: “Chung cư Ehome 2: Tranh chấp Ban quản trị và chủ đầu tư”. Sau đó Tòa soạn ĐTTC có nhận được công văn của chủ đầu tư là Công ty Nam Long ADC, cho rằng: “Bài viết đã phản ánh được bản chất sự việc một cách khách quan, nhưng không mang tính xây dựng cụ thể…”.

Về việc này, ĐTTC xin nói rõ đây là bài viết mang tính đưa thông tin khách quan từ đơn khiếu nại của Ban quản trị (BQT) chung cư Ehome 2 và trả lời của chủ đầu tư là Công ty Nam Long ADC, xung quanh việc tranh chấp “Quỹ bảo trì chung cư”.

Phía BQT cho rằng: Tháng 10-2011, Hội nghị nhà chung cư Ehome 2 lần thứ nhất được tổ chức bầu ra BQT chung cư hợp lệ. UBND quận 9 đã ban hành Quyết định 12/QĐ/UBND công nhận BQT gồm 11 thành viên do ông Nguyễn Sanh Phát làm trưởng ban.

Tháng 4-2012, Hội nghị nhà chung cư lần hai được tổ chức để thông qua Quy chế tổ chức hoạt động của BQT và nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư.

Ngay sau khi thành lập, BQT tiến hành mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thủ Đức dưới tên chủ tài khoản là BQT chung cư Ehome 2, với 2 người đứng tên đại diện là ông Nguyễn Sanh Phát (trưởng ban) và bà Đào Thị Lượng (thành viên đại diện do BQT cử ra) để tiếp nhận và quản lý quỹ bảo trì theo quy định của pháp luật.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 20 Quyết định 08/2008/QĐ-BXD ngày 28-5-2008 của Bộ Xây dựng. Ngày 22-4-2012, BQT chung cư và Nam Long đã tổ chức cuộc họp để bàn giao quản lý sử dụng cụm nhà chung cư Ehome 2 với sự tham gia của toàn bộ thành viên BQT, đại diện của UBND và công an phường Phước Long B. Tuy nhiên, phía Nam Long không có người đại diện hợp pháp để thực hiện việc bàn giao nên cuộc họp không thể thực hiện được.

Theo trình bày của Công ty Nam Long ADC: Ngày 24-4-2012, công ty đã tiến hành bàn giao hồ sơ công trình cụm chung cư Ehome 2, dưới sự chứng kiến của UBND phường Phước Long B, quận 9, nhưng BQT chung cư Ehome 2 không nhận.

Với lý do sẽ ký nhận bàn giao tất cả hồ sơ tài liệu, phần sở hữu chung cùng với thời điểm nhận quỹ bảo trì. Ngày 27-4-2012, Công ty Nam Long ADC nhận được hồ sơ bao gồm giấy đề nghị chuyển khoản và số tài khoản của BQT, đề nghị công ty chuyển khoản tiền quỹ bảo trì cho BQT.

Tuy nhiên hồ sơ này chỉ là giấy mở tài khoản cá nhân của 2 thành viên BQT, thông tin tài khoản không rõ ràng, bản chất tài khoản cá nhân này hoàn toàn khác với quy định tại nội quy hoạt động do BQT đặt ra tại Hội nghị nhà chung cư lần hai.

Cũng theo Nam Long, theo quy định của Luật Nhà ở, Quyết định 08/2008 của Bộ Xây dựng, trách nhiệm của chủ đầu tư phải quản lý vận hành chung cư hoặc thuê công ty có chức năng kinh doanh quản lý vận hành trước khi BQT được thành lập.

Và Công ty Nam Long ADC đã ủy thác cho CTCP Dịch vụ Nam Long vận hành chung cư ngay khi bàn giao nhà cho khách hàng. Đến thời điểm BQT được thành lập, công nhận, Công ty Nam Long ADC đã thanh lý hợp đồng ủy thác này. Trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị vận hành nhà chung cư thuộc về cộng đồng cư dân lựa chọn và BQT sẽ thay mặt cư dân để xác lập hợp đồng.

Vào tháng 4-2012, BQT chung cư Ehome 2 đã tổ chức hội nghị lần 2, trong hội nghị này đã đưa ra danh sách các công ty dịch vụ vận hành quản lý chung cư. Theo biểu quyết các cư dân đã chọn CTCP Dịch vụ Nam Long - đây là đơn vị do Công ty Nam Long ADC đã ủy thác quản lý trong năm đầu tiên khi chung cư được đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, BQT lại không tiến hành ký hợp đồng quản lý vận hành theo quyết định của các cư dân. Dẫn đến tình trạng hiện nay, CTCP Dịch vụ Nam Long trước đây đã quản lý nên tiếp tục quản lý mà không có đơn vị nào tái ký hợp đồng.

Như vậy có thể khẳng định, tranh chấp giữa BQT và chủ đầu tư là những vấn đề lấn cấn trong Quyết định 08/2008 của Bộ Xây dựng.

Nguồn: ĐTTC
(Ngày 29/11/2012)

Vỡ mộng đầu tư chung cư mini

Chịu chung thảm cảnh của thị trường nhà đất, chung cư mini giờ không còn là lựa chọn ưu tiên của nhiều khách mua nhà. Nhiều chủ dự án tìm mọi cách xoay xở không bán được, đành tính kế cho thuê.

Cơn sốt đầu tư chung cư mini bùng lên từ cuối 2009 đầu 2010, khi giá nhà đất nội thành Hà Nội và TP HCM leo quá cao, vượt quá khả năng chi trả của hầu hết người có nhu cầu. Với các cặp vợ chồng trẻ từ ngoại tỉnh lên thành phố lập nghiệp, nhu cầu của họ chỉ là một căn hộ 20-30 mét vuông gần thành phố để ổn định cuộc sống, và không quá cầu kỳ về tính pháp lý, giấy tờ. Giá chung cư mini thời đó chừng 800 triệu đến 1 tỷ đồng được nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên, khi thị trường địa ốc đóng băng hiện nay, các chủ dự án thương mại đua nhau giảm giá, chung cư mini không còn là lựa chọn hấp dẫn.

Anh Nguyễn Thành Trung, chủ một chung cư mini tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội đã áp dụng các chương trình khuyến mãi như tặng máy giặt, điều hòa, tivi... nhưng mới bán được 40% số căn hộ. "Mở bán cả năm nay nhưng mới được 13 trên tổng 30 căn. Hồi đầu giá là 1,15 tỷ đồng, giờ giảm còn 1,05 tỷ nhưng cũng không mấy người hỏi mua", anh Trung chia sẻ.

Chủ nhiều chung cư mini sau thời gian giao bán
nhưng giao dịch quá chậm đã chuyển sang cho thuê.
Không kiên nhẫn thêm được nữa, anh quyết định rao cho thuê 5,5 triệu đồng một tháng mỗi căn rộng 55m2. "Nếu khách ký hợp đồng dài hạn từ một năm trở lên thì mỗi năm cũng thu được vài chục triệu mỗi căn. Tình hình này chắc khó mà bán trong chốc lát được nên cho thuê để thu hồi vốn", anh Trung cho hay.

Anh Hoàng Xuân Khánh, chủ một dự án chung cư mini ở Trung Văn, Từ Liêm cũng đã rao bán các căn hộ từ đầu năm 2012 với giá 18,5 triệu đồng một m2. Khu chung cư có 2 loại căn hộ diện tích xấp xỉ 45 và 51 m2.

Sau một thời gian, anh quyết định chiết khấu và tặng gói nội thất với tổng trị giá khoảng 80 triệu một căn nhưng mới bán được 8 trong tổng số 28 căn hộ. Nay anh đành cho thuê với giá 4 đến 5 triệu đồng mỗi tháng, hợp đồng 6 tháng một lần.

Để đầu tư xây tòa chung cư mini 7 tầng này, ngoài số tiền sẵn có anh đã phải vay thêm 3 tỷ đồng. Khi mở bán vì giao dịch chậm nên anh vẫn phải "cắn răng" chịu khoản lãi mỗi tháng vài chục triệu đồng.

“Thực ra nhà xây để bán nên vốn không muốn cho thuê, sợ cũ, hỏng bán sẽ mất giá. Tuy nhiên, mỗi tháng chịu vài chục triệu tiền lãi, trong khi nhà mãi không bán được mà cứ để không thì xót ruột”, anh Khánh chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Hiển, nhân viên kinh doanh một sàn bất động sản tại Trung Văn cho biết, hiện sàn anh tồn khá nhiều căn hộ mini. Các tòa nhà này nằm nhiều ở các khu vực Trung Văn, Đông Ngạc, Cầu Diễn (Từ Liêm) và ở khu vực Khương Thượng (Đống Đa), Kim Giang (Thanh Xuân)…

“Nhiều tòa nhà, chủ gửi cả mấy chục căn mà mới bán được vài ba căn. Vài tháng nay hầu như không có ai hỏi mua vì khách chê giá cao hơn nhà thương mại, trong khi thủ tục pháp lý không rõ ràng. Chính vì thế, nhiều chủ nhà sau khi rao bán nhưng ế ẩm đã chấp nhận nhờ sàn tìm người để cho thuê”, anh Hiển cho biết.

Theo anh Hiển, những dự án chung cư mini có thể vào ở luôn bán rất chậm, còn các dự án góp vốn, đóng tiền theo tiến độ thì hầu như không có khách hỏi han gì. "Nhà ở luôn khách hàng còn không tha thiết, huống chi là nhà đóng theo tiến độ", anh Hiển nói.

Anh Hiển cho biết hiện giá chung cu mini ở khu vực Từ Liêm dao động từ 15 đến 20 triệu đồng một m2, một số khu vực trung tâm hơn như Thái Thịnh, Tôn Thất Tùng, đường Láng giá dao động từ 30-40 triệu đồng, cao hơn cả chung cư do doanh nghiệp xây.

Chị Đặng Như Quỳnh, Giám đốc một sàn giao dịch tại Từ Liêm cũng cho biết, gần đây ít khách hàng tìm hiểu về dự án chung cư mini vì nhiều nhà thương mại giảm giá khá mạnh. Vị này cho biết, một số khách hàng mua chung cư mini bên sàn chị thời gian trước thậm chí muốn bán lại để chuyển sang mua nhà thương mại.

"Chủ đầu tư căn hộ mini cũng sẵn sàng khuyến mãi khá 'hậu' cho người mua nhưng vẫn không khiến khách quyết định xuống tiền vì giờ họ có nhiều lựa chọn. Hơn nữa, nhiều dự án thương mại cũng khuyến mãi hấp dẫn không kém. Ế ẩm nên nhiều chủ đầu tư căn hộ mini chấp nhận cho thuê, gỡ lại đồng vốn đã đầu tư", chị Quỳnh cho hay.

VNE

Nguồn: Petrotimes (11/11/2012)

Quy định liên quan đến nhà chung cư cần sớm được sửa đổi

Khu tái định cư Nam Trung Yên. (Nguồn: Tienphong)
Tọa đàm “Quản lý nhà chung cư cao tầng - thực trạng và giải pháp” tổ chức ngày 2/11/2012, nhằm trao đổi, đánh giá và đề xuất kiến nghị những nội dung cần thiết để hoàn thiện dự thảo Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.

Từ ý kiến của các nhà chuyên môn cho thấy, nhiều quy định liên quan đến quản lý chung cư còn chưa phù hợp với thực tế nên đã phát sinh khiếu kiện. Song, quan trọng là người chủ của chung cư cần có sự thay đổi về ý thức, hiểu rõ trách nhiệm của chính mình và chính quyền địa phương không thể đứng ngoài cuộc.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết do quá trình phát triển nhà chung cư trên địa bàn thành phố tương đối nhanh và có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước, trong khi một số quy định của pháp luật trong Luật Nhà ở cộng với nhận thức của một số chủ đầu tư, đơn vị quản lý và một bộ phận người dân còn hạn chế, nên trong thời gian qua đã xảy ra một số vướng mắc trong quá trình quản lý hoặc xảy ra khiếu kiện, tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư.

Theo ông Hùng, để giải quyết những tồn tại này, Hà Nội cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp như nghiên cứu, thống kê các vướng mắc, khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến việc quản lý vận hành nhà chung cư, từ đó đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật để tiếp tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật.

Trước mắt, trong khi chờ sửa đổi Luật Nhà ở cần phải ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn theo hướng: chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý nhà chung cư (được chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền đặt hàng quản lý) chịu trách nhiệm quản lý sử dụng, vận hành có sự phối hợp giám sát của Ban quản trị nhà chung cư và chính quyền địa phương nơi có nhà chung cư.

Cùng với đó, đối với quận, huyện có nhà chung cư cần chủ động phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành để tháo gỡ tranh chấp, vướng mắc của người dân. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nắm rõ được các quy định của thành phố liên quan đến việc quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư. Đối với những vi phạm đã được pháp luật quy định và có chế tài xử lý, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện cần tổ chức kiểm tra để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý sử dụng nhà ở chung cư.

Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định rằng vấn đề quản lý chung cư không đơn giản, cần thống nhất quan điểm và trong lúc chờ đợi sự thay đổi của Luật Nhà ở cần có quy định cụ thể của từng địa phương, đặc biệt là thành phố Hà Nội.

Nhưng tiến sĩ Liêm không đồng tình với quan điểm giao chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chung cư như hiện nay mà các quận, huyện phải chịu trách nhiệm về quản lý chung cư. Thành phố cần có chỉ thị về vấn đề này và cần có các mẫu hợp đồng, sổ tay chung cư để người dân dễ hiểu. Ban quản lý chung cư, đại diện cho dân phải tham gia những khóa học về quản lý chung cư, bởi thực tế cơ quan quản lý chưa nắm được nguyên lý: chủ tài sản phải có quyền và trách nhiệm quản lý tài sản của mình; chung cư là tài sản đặc thù gồm quyền tài sản riêng và tài sản chung.

Theo tiến sĩ Liêm, Luật cần có quy định chi tiết để chung cư lúc nào cũng có người quản, kể cả giai đoạn chưa có hội nghị chung cư. Đặc biệt phải nêu rõ các phần sở hữu chung, riêng, phần sở hữu của chủ đầu tư.
Người mua phải xem kỹ để khi đã ký hợp đồng là phải cam kết thực hiện điều lệ tạm thời. Một trong hai điều kiện là khi 1/2 chung cư được bán hoặc được sử dụng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức hội nghị chung cư. Qua đó lập ra ban quản lý chung cư với trách nhiệm được quy định rõ ràng, đề phòng việc lạm dụng quyền hạn, không thực hiện đúng trách nhiệm. Tổ chức đấu thầu để chọn đơn vị quản lý. Việc bàn giao từ đơn vị quản lý tiền kỳ sang đơn vị quản lý chính thức cũng được pháp luật quy định. Điều lệ quản lý và dự thảo phí quản lý phải đưa ra hội nghị chung cư. Phí phụ thuộc vào phương án quản lý, sử dụng dịch vụ, tần suất... mà cư dân chọn theo đa số.

Đánh giá về vấn đề này, ông Đỗ Xuân Anh, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng các quy định của Hà Nội đang đi đúng hướng, không khác biệt với những nguyên lý căn bản nhưng thực tế lại chưa đi vào cuộc sống. Phải chăng là do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, thiếu thống nhất và hiểu biết pháp luật. Nhiều chủ đầu tư nước ngoài đã áp dụng các điều khoản rất chặt chẽ nhưng vẫn bất ổn vì ứng xử của người dân trong quá trình sử dụng.

Khi bàn giao nhà xong, người dân sửa chữa tùm lum, quản lý không xuể, xử lý không dễ dàng. Do đó cần phải thay đổi cách ứng xử trong chung cư và cần có thời kỳ quá độ chuyển giao để hoàn chỉnh cơ sở pháp lý một cách đồng bộ. Các quận, huyện chưa dám phê duyệt chính thức cho các ban quản trị vì còn thiếu những căn cứ cần thiết. Lúc thị trường trầm lắng là cơ hội để "trầm lại", đưa ra giải pháp, cơ sở pháp lý...
Bày tỏ sự băn khoăn về tính pháp lý của ban quản trị, ông Cao Tiến Đạt, Giám đốc Công ty Xây dựng số 5 (chủ đầu tư tòa nhà 101 Láng Hạ) cho rằng ban quản trị cần phải có đủ phẩm chất, xây dựng được kế hoạch quản lý, sửa chữa cả “vòng đời” của tòa nhà. Tư cách pháp nhân của ban quản trị phải làm cho rõ. Hiện nay, khi xảy ra những vấn đề phức tạp chủ đầu tư vẫn phải “gánh” trong khi ban quản trị chỉ lo phân định sở hữu chung riêng, lo mặc cả phí sao cho rẻ.

Cũng từ thực tế triển khai quản lý thí điểm nhà chung cư tại khu Trung Hòa-Nhân Chính, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội Nguyễn Đức Sơn kiến nghị phải tính đến bài toán quy hoạch, thiết kế nhà chung cư vì bức xúc nhiều nhất của người dân là thiếu hạ tầng xã hội. Trước mắt phải giải quyết chỗ đỗ xe, đảm bảo sinh hoạt xã hội của cư dân, đặc biệt là nhà cộng đồng.

Tầng một phải dành để phục vụ cư dân trong chính tòa nhà và lợi nhuận thu được từ cho thuê để bù đắp chi phí. Còn hạ tầng kỹ thuật gồm cả vườn hoa, cây xanh, cấp thoát nước, chiếu sáng... người dân đề nghị bàn giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành, ban quản trị chỉ quản lý bên trong tòa nhà. Cũng theo ông Sơn, phải có quỹ bảo trì (2%) đối với tất cả các loại nhà dù kinh doanh, tái định cư hay nhà ở xã hội.

Về mối quan hệ với chính quyền địa phương, ông Sơn cho biết trên thực tế, phường, quận không phối hợp với cơ quản lý nhà trong công tác quản lý chung cư như ngăn chặn việc cơi nới, xây chuồng cọp,... Chỉ đến khi sai phạm quá lớn, thành phố có ý kiến thì phường, quận mới tham gia. Không chỉ chung cư thương mại, ngay cả những chung cư trong chương trình phát triển nhà ở xã hội cũng đã phát sinh những vấn đề rất phức tạp.

Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà ở thuộc Sở Xây dựng cho biết qua những vụ việc mua-bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội tại Ngô Thì Nhậm và khu đô thị mới Việt Hưng cho thấy có “lỗ hổng” trong quản lý. Các thông tư, quy định của Bộ Xây dựng mới đề cập đến điều kiện mua, thuê nhà nhưng sau đó trách nhiệm của ai thì chưa rõ. Ai sẽ là người quản suốt 10 năm trời để đảm bảo nhà ở xã hội được sử dụng đúng mục đích. Trình tự, thủ tục xử lý, cưỡng chế thu hồi với các trường hợp bán, cho ở nhờ, cho thuê nhà ở xã hội ra sao (?).

Từ thực trạng quản lý nhà chung cư tại Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng cho rằng để giải quyết mẫu thuẫn trong các chung cư, quan trọng là phải công khai để dân biết mọi khoản thu, chi; phải thỏa thuận ngay từ đầu về diện tích chung, riêng. Vì còn nhiều chủ đầu tư thiếu minh bạch nên dù chủ đầu tư có phải bù lỗ cho việc quản lý, vận hành, người dân vẫn không tin.

Thừa nhận, một số quy định liên quan đến quản lý chung cư còn bất cập, ông Hà cho biết, trong năm 2013, quy định liên quan đến nhà chung cư sẽ được xem xét, sửa đổi khi Bộ Xây dựng nghiên cứu điều chỉnh một số quy định của Luật Nhà ở. Dự kiến, quỹ bảo trì sẽ không giao cho ban quản trị quản lý mà chính quyền địa phương sẽ phụ trách vì giá trị của quỹ này rất lớn.

Theo TTXVN
(Ngày 03/11/2012)

Cháy chung cư Phúc Thịnh 25 tầng, nhiều người chạy khỏi chung cư, mặt ám khói đen

"Khói đen dày đặc khiến mọi người ngạt thở. Người già, trẻ con, phụ nữ mang thai không thể thoát xuống phải ra ban công vẫy tay cầu cứu”, chị Hương, sống ở chung cư Phúc Thịnh (TP HCM) kể lại vụ cháy tối hôm đó.

Vào tối 3/10/2012, ngọn lửa bùng lên dữ dội tại chung cư Phúc Thịnh trên đường Cao Đạt (phường 1, quận 5, TP HCM). Hàng trăm người hoảng hốt tháo chạy, một số bị mắc kẹt trên sân thượng vẫy áo cầu cứu.

Cảnh sát có mặt khám nghiệm hiện trường vụ cháy. Ảnh: An Nhơn
Ngọn lửa được cho là bốc lên từ tầng 4, lô C chung cư rồi lan lên tầng 5, khiến hệ thống điện bị tắt. Đám cháy kèm theo cột khói bốc cao khiến hàng trăm người sống ở tầng trên bỏ chạy tán loạn xuống đường. "Điện trong cao ốc bị ngắt nên tối om và mọi người chỉ biết cầm tay nhau để dò dẫm từng bước", anh Toàn, một cư dân ở tầng 22 kể lại.

Hơn 100 cảnh sát chữa cháy cùng với 17 xe cứu hỏa, cứu thương được điều đến hiện trường. Nhiều người mắc kẹt trên các tầng cao đã dùng áo, khăn, vải để báo hiệu cho lực lượng chức năng đến giải cứu. Do thang xe cứu hỏa chỉ tiếp cận được đến tầng 10 nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

Sau nhiều nỗ lực, cảnh sát đã đưa 36 người ra ngoài trong tình trạng ngạt khói, trong đó 12 người được cứu thoát bằng thang dây và 24 người bằng thang bộ. Tại căn hộ tầng 23-24, một phụ nữ cùng em bé 2 tháng tuổi và một bà bầu đã được đội cứu thương chăm sóc đặc biệt.

"Tôi ở tận tầng 24, nghe hô cháy nhưng không chạy xuống đất kịp. Cả gia đình phải trèo lên sân thượng. Sau đó tiếp tục trèo qua lô B, rồi đi cầu thang bộ từ tầng 24 xuống đất", cụ Hai kể.

Nằm phía trên tủ điện bị cháy nên căn hộ nhà chị Thư ở lầu 5 lô C chung cư Phúc Thịnh trên đường Cao Đạt (quận 5, TP HCM) bị ám khói đen, quạt thông gió nhà vệ sinh cháy đen. Chị Thư cho biết, sáng nay trở lại nhà nhưng đầu như rối tung vì chưa biết dọn dẹp từ đâu. Nhớ lại cảnh tượng lúc cháy, người phụ nữ sống từ ngày chung cư đưa vào sử dụng (năm 2004) vẫn còn sợ hãi.

19h30 ngày 3/10, vừa đi làm về, chị vào nhà vệ sinh tắm thì thấy khói bao trùm. Tưởng bóng đèn nhà mình cháy, chị vội tắt đi. Sau đó, khói đen ùn ùn từ ngoài ùa vào, khét lẹt khiến chị ngạt thở. "Nghe chuông reo, rồi tiếng người hô hoán có cháy, tôi vội chạy khỏi nhà mà chưa kịp đóng cửa", chị Thư cho biết.

Đến 21h các cư dân còn hoảng loạn. Ảnh: An Nhơn
Lô C chung cư Phúc Thịnh cao 25 tầng, mỗi tầng có 6 căn hộ. Lối thoát của cả khu là 2 thang máy và 2 thang bộ nhỏ hẹp, chỉ khoảng 1,5 m. Sau vài phút xảy ra cháy, toàn bộ chung cư bị cúp điện. "Lối thoát hiểm cầu thang bộ hẹp và tối. Tôi phải mò mẫm chạy xuống", phụ nữ này kể và cho biết xuống tới nơi mới biết mình thoát nạn.

Còn chị Hương nhà sát bên phải tìm cách thoát ra ngoài cùng con gái mới 6 tháng tuổi. Chị bảo, may là sống gần khu vực cháy, phát hiện sớm nên là một trong những người thoát ra đầu tiên. Lúc nghe hô hoán chị hoảng loạn, chân tay cứng đờ không biết phải làm gì trước. Thấy người giúp việc đang bế con, chị vơ vội chiếc laptop và điện thoại rồi cùng chạy.

"Tôi phải dùng điện thoại soi cho chị giúp việc vịn cầu thang chạy xuống. Lúc đầu có ít người nên khung cảnh trong cầu thang chưa hỗn loạn. Sau đó, khói đen dày đặc khiến ai cũng ngạt. Người già, trẻ con, phụ nữ mang thai không thể thoát xuống phải ra ban công vẫy tay cầu cứu", chị Hương kể.

Sau một đêm ở khách sạn, sáng nay, mẹ con bà Tuyết trở lại căn hộ ở tầng 8 lấy thêm ít đồ dùng. Nhớ về cảnh thoát nạn tối qua, phụ nữ 63 tuổi này tưởng gia đình bị kẹt trong thang máy. Chồng bà bị tai biến nên khi hay nhà cháy, bà và con gái tìm cách đưa ông xuống bằng thang máy.

"Đi tới tầng 2 thì mất điện, thang máy khựng lại. Lúc đó tôi chỉ biết cầu nguyện và may là cửa thang máy mở được ra. Tôi và con gái dìu ông nhà xuống thang bộ và được cảnh sát đưa ra ngoài", bà Tuyết cho biết.

Bị ngạt khói không thể chạy xuống, nhiều người trèo lên
sân thượng lô C thoát qua lô B để xuống đất. Ảnh: An Nhơn.
Không may mắn như những cư dân tầng dưới, hàng trăm người từ tầng 10 trở lên bị khói đen dày đặc ngăn cản không thể xuống bằng thang bộ. Mọi người chen nhau chạy ngược lên sân thượng để leo cầu thang nhỏ qua lô B sát bên. "Vợ chồng tôi bồng con chạy ra cầu thang nhưng cảnh tượng náo loạn. Rất đông người la ó, hoảng hốt chen lấn cùng chạy xuống. Gia đình tôi phải ngược lên trên và đùn đẩy nhau thoát qua đám đông", anh Cang ở tầng 18 kể.

Không thể chen lấn thoát ra ngoài, những người già, trẻ em và phụ nữ mang thai mắc kẹt lại trong các căn hộ. Mọi người ra ban công dùng vải, áo và bất cứ thứ gì vớ được để vẫy cầu cứu. Phía dưới, lực lượng cứu hộ dùng loa phóng thanh trấn an, và xe thang vươn lên lần lượt cứu người. Hàng trăm người đứng dưới nhốn nháo, rơi nước mắt khi người thân còn kẹt phía trên. "Được đưa xuống dưới gương mặt ai cũng ám khói đen. Các đứa bé khóc thét, gọi bố mẹ. Các nhân viên y tế chạy tới lui, luôn tay sơ cứu, an ủi mọi người", một cảnh sát nhớ lại.

Theo các nhân viên cứu hộ, có người sợ hãi ở trong nhà, đóng chặt cửa khiến việc giải cứu khó khăn. Tại căn hộ tầng 23-24 có một phụ nữ cùng em bé 2 tháng tuổi và một bà bầu bị mắc kẹt. Sau khi trấn ấn và chăm sóc y tế cho nạn nhân khỏi ngạt khói, lực lượng cứu hộ đã dìu mọi người xuống bằng thang cứu hộ an toàn. Cảnh sát đã đưa 36 người bị ngạt khói ra ngoài, trong đó 12 người được cứu thoát bằng thang dây và 24 người bằng thang bộ.

Sáng 4/10, cảnh sát chữa cháy và các cơ quan chức năng đã có mặt khám nghiệm hiện trường xảy ra cháy ở chung cư này. Cơ quan điều tra ghi nhận sự khác biệt giữa tụ điện không bốc cháy ở tầng 2 và các tụ điện cháy đen ở tầng 4 - 5.

Cảnh sinh hoạt của người dân tại lô C chưa trở lại bình thường, điện chưa được nối trong khi mùi khét còn nồng nặc. Nước chữa cháy vẫn còn đọng lại trong các căn hộ và ở hành lang. Đa số cư dân vẫn còn tá túc tạm ở các khách sạn hoặc nhà người quen. Chỉ một vài người có căn hộ sát khu vực xảy ra vụ cháy trở về nhà dọn dẹp.

An Nhơn

Theo VNExpress (4/10/2012)

Chung cư 17 tầng náo loạn vì cháy điều hòa

15h chiều 1/10, ngọn lửa và cột khói bốc lên nghi ngút, kèm tiếng nổ lép bép từ máy điều hòa đặt ngoài ban công căn hộ tầng 7 chung cư 17T4 Trung Hòa - Nhân Chính (Cầu Giấy, Hà Nội).


Cả trăm người dân và nhân viên văn phòng từ trên các tầng chạy theo cầu thang bộ xuống đất. Hàng chục nhân viên bảo vệ tòa nhà và bảo vệ khu chung cư kế bên đã dùng bình cứu hỏa tiếp cận hiện trường, nhưng phải 30 phút sau, khi lực lượng cứu hỏa tới, đám cháy mới được khống chế.

Hỏa hoạn khiến căn hộ tầng 7 bị cháy xém ban công, máy điều hòa bị cháy rụi, nhiều vật dụng trong nhà cũng bị hỏa hoạn thiêu. Thời điểm cháy, chủ hộ đi vắng. Theo một số nhân viên bảo vệ, vụ cháy có thể do chập điện máy điều hòa.

Lực lượng chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Phương Sơn

Nguồn: vnexpress (2/10/2012)

Nam Long thông cáo báo chí ngày 10/9/2012 v/v Tranh chấp Quỹ bảo trì

THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2012

V/v: Các diễn biến tiếp theo của tiến trình bàn giao quản lý sử dụng cụm nhà chung cư và quỹ bảo trì thuộc cụm chung cư EHome Đông Sài Gòn 2.

Ngày 09/09/2012, tại chung cư EHome Đông Sài Gòn 2, Công ty Cổ phần Phát triển Căn hộ Nam Long (Nam Long ADC) và Ban Quản trị cụm chung cư EHome Đông Sài Gòn 2 đã họp nhằm thống nhất việc bàn giao phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư và giải pháp để tiến hành bàn giao Quỹ bảo trì.

Tại phiên họp, Nam Long ADC đã đề nghị bảo trì phần cơ sở vật chất thuộc sở hữu chung (đã hết thời gian bảo hành) và đề nghị cùng phối hợp với Ban Quản trị tổ chức Hội nghị cụm nhà chung cư để lấy ý kiến cư dân về việc chuyển tiền Quỹ bảo trì về tài khoản do 02 cá nhân là thành viên Ban Quản trị đứng tên quản lý dưới hình thức đồng chủ tài khoản cá nhân.

Về việc bảo trì cơ sở vật chất thuộc sở hữu chung, Nam Long ADC và Ban Quản trị thống nhất thời hạn thực hiện là 15 ngày làm việc kể từ ngày 09/09/2012. Sau khi hoàn tất, cả hai bên sẽ cùng lập biên bản nghiệm thu.

Về hồ sơ kỹ thuật đối với phần sở hữu chung, Nam Long ADC cũng đã thống nhất việc bàn giao hồ sơ đến từng chi tiết trong hồ sơ để bàn giao.

Riêng việc tổ chức hội nghị nhà chung cư để lấy ý kiến cư dân đối với việc bàn giao Quỹ Bảo trì, Ban Quản trị cụm nhà chung cư không đồng ý tổ chức với lý do: các cư dân đã họp hội nghị cụm nhà chung cư lần hai ngày 08/4/2012, hội nghị đã thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản trị, tức là cư dân đã đương nhiên chấp thuận việc Quỹ bảo trì được quản lý trong trong một tài khoản (cá nhân) do 02 thành viên Ban Quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản.

Tuy nhiên, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản trị không có quy định nói rõ rằng tiền quỹ bảo trì sẽ được gửi tại ngân hàng dưới hình thức tài khoản cá nhân. Do đó, Nam Long ADC và Ban Quản trị sẽ tiếp tục xúc tiến tìm giải pháp chuyển Quỹ bảo trì đảm bảo phù hợp với Luật Dân sự 2005, Quyết định 08/BXD, cũng như các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh mà Sở Xây dựng sẽ trình Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành.

Trên đây là thông báo các diễn biến tiếp theo của tiến trình bàn giao quản lý sử dụng cụm nhà chung cư và quỹ bảo trì thuộc cụm nhà chung cư EHome Đông Sài Gòn 2.

Thông tin mới về tình hình chuyển giao quỹ bảo trì EHome 2

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ:
Phạm Thị Thanh Trang
Công ty Cổ phần Phát triển Căn hộ Nam Long
Mobile:  0908.480259
Tel: 08. 54 1111 45 (ext: 123)
Email: trang.pham@namlongadc.com

Nguồn: NamLongADC website

Quy chế sử dụng nhà chung cư làm “khó” người thực thi

Một góc chung cư E Home2
Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện, Quyết định số 08/2008 ngày 28/5/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế sử dụng nhà chung cư đang lộ ra nhiều bất cập, nhất là việc giao và quản lý phí bảo trì tại các chung cư, thực sự đã “làm khó” cho các doanh nghiệp là chủ đầu tư.

Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện, Quyết định số 08/2008 ngày 28/5/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế sử dụng nhà chung cư đang lộ ra nhiều bất cập, nhất là việc giao và quản lý phí bảo trì tại các chung cư, thực sự đã “làm khó” cho các doanh nghiệp là chủ đầu tư.

Nhiều bất cập…

Theo đánh giá của giới chuyên gia bất động sản, công bằng mà nói, QĐ 08/2008 đã góp phần nâng cao điều kiện sống, tạo lập nếp sống văn minh đô thị trong khu nhà chung cư cũng như quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

QĐ 08 quy định, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quy định mức thu tối đa (giá trần) kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư (điểm c, khoản 1, điều 27) song giá dịch vụ nhà chung cư thuộc quan hệ dân sự do bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ tự thỏa thuận với nhau trên cơ sở hợp đồng dân sự, được điều tiết theo quy luật thị trường. Tại TP.Hồ Chí Minh, nếu ban hành quyết định công bố giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn thì khi có tranh chấp về mức giá này, thay vì phải giải quyết tranh chấp theo hợp đồng, các bên sẽ khiếu nại hoặc khiếu kiện quyết định công bố giá này.

Thực tế, một trong những bất cập lớn nhất chính là quy định về việc bàn giao quỹ bảo trì. Theo khoản 1, Điều 20 của QĐ 08, Cty cần làm việc với ngân hàng nơi Cty đã mở tài khoản quản lý quỹ bảo trì để bàn giao lại tài khoản này cho đại diện Ban Quản trị (BQT). Việc bàn giao tài khoản là điều trước nay chưa xảy ra vì tài khoản là công cụ của ngân hàng và khách hàng để thực hiện các giao dịch của khách hàng với các khách hàng khác, ngân hàng, kho bạc, thuế …mà không phải sử dụng tiền mặt.

Như vậy, chủ đầu tư không thể bàn giao tài khoản của chủ đầu tư đã mở tại ngân hàng cho BQT, mà BQT phải mở một tài khoản riêng để quản lý số tiền chuyển giao đó. Nhưng, BQT là một tổ chức tự quản, không thể mở tài khoản theo quy định của một pháp nhân nên BQT buộc phải “xoay sở” bằng cách mở tài khoản cá nhân với hình thức 2 cá nhân là thành viên BQT sẽ là chủ tài khoản. Việc đồng chủ tài khoản là phù hợp với Quyết định 08/2008 nhưng đồng chủ tài khoản cá nhân để quản lý khối tài sản chung của tập thể cư dân thì lại… không hề được nêu trong Quyết định 08/2008.

Chính từ những điều này đang nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và BQT. Điển hình, mới đây đã xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư với BQT chung cư E Home Đông Sài Gòn 2 tại phường Phước Long B, quận 9, TP.Hồ Chí Minh. Trong khi chuẩn bị chuyển toàn bộ số tiền quỹ bảo trì theo yêu cầu của BQT thì chủ đầu tư phát hiện số tài khoản chuyển đến là tài khoản mang tính chất cá nhân. Cảm thấy “thiếu an toàn” với số tiền gần 10 tỷ đồng trong quỹ, chủ đầu tư đã tạm ngưng chuyển tiền nhưng loay hoay mãi mà đến nay vẫn chưa có phương cách nào để thực hiện. Đây cũng đang là hiện trạng chung của nhiều chung cư trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.  

Điều chỉnh để sát luật

Phân tích về nội dung QĐ số 08, luật sư Thái Văn Chung, Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh cho rằng: Việc mở tài khoản cá nhân để quản lý toàn bộ số tiền của tập thể cư dân khi chưa có sự đồng ý của tập thể cá nhân là hoàn toàn sai với quy định của Luật Dân sự, Luật Ngân hàng nên dẫn đến tranh chấp giữa chủ đầu tư và BQT, vì BQT có thể yêu cầu thực  hiện việc chuyển giao quỹ bảo trì này theo huớng dẫn của QĐ 08 mặc dù điều này là không khả thi vì vướng các luật nêu trên.

Trong trường hợp chủ đầu tư cứ chuyển quỹ bảo trì cho BQT theo hình thức tài khoản cá nhân của thành viên BQT thì khi xảy ra mất mát, lạm quyền trong việc sử dụng, chủ đầu tư phải đối mặt với rủi ro là cộng đồng cư dân sẽ khởi kiện về việc vi phạm luật dân sự trong việc uỷ thác, quản lý tài sản dân sự do tiến hành bàn giao tài sản của cộng đồng cư dân (quỹ bảo trì) cho cá nhân mà chưa có sự uỷ thác theo luật dân sự hiện hành, mà về tính pháp lý thì Luật Nhà ở cao hơn QĐ 08.

Luật sư Thái Văn Chung cho rằng, cần phải điều chỉnh QĐ 08 cho phù hợp với thực tế tồn tại của chung cư; đồng thời, phải sát luật hơn. Trong đó, cần phải tập trung vào các giải pháp như: Đại diện chủ đầu tư cùng đứng tên đồng chủ tài khoản với Trưởng BQT; tuy vẫn là tài khoản cá nhân nhưng được thông qua tại Hội nghị cụm nhà chung cư. Hai cá nhân được đứng tên đồng chủ tài khoản đồng thời thực hiện cam kết với chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp và với chủ đầu tư về việc không thuộc quyền sở hữu, không tranh chấp tài khoản này. Thông qua Hội nghị nhà chung cư, chủ sở hữu và người đang sử dụng hợp pháp ủy quyền cho chủ đầu tư tiếp tục quản lý tài khoản dưới hình thức thu hộ và chi hộ dưới sự giám sát của BQT.

Đây là cách làm tốt nhất hiện nay vì hạn chế  sự lạm quyền của BQT, đồng thời BQT phát huy tốt vai trò giám sát, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cư dân. Ngoài ra, vì thương hiệu, uy tín DN, chủ đầu tư càng phát huy vai trò của mình hướng đến sự tín nhiệm của các khách hàng  cho các dự án tiếp theo. Còn về lâu dài, cần có sự thay đổi, bổ sung toàn diện QĐ 08 nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn…
Cư dân góp tiền vào để bảo trì nhằm duy trì hoạt động của cơ sở vật chất chung lại không có quyền với số tiền của chính mình và không thể kiểm soát được hoạt động của tài khoản cá nhân bởi sự bất cập trong cách hiểu hiện nay là chủ đầu tư phải bàn giao tài sản của cộng đồng cư dân cho một vài cá nhân định đoạt. Ngoài ra, quy định về trách nhiệm của BQT nhà chung cư rất lớn nhưng các thành viên này chỉ hoạt động khi có thời gian rảnh rỗi sau giờ làm việc; thù lao cũng không cao vì cư dân không thể trả nhiều chi phí khi các thành viên này hoạt động không chuyên. Do đó, BQT hiện nay cũng không thể giải quyết được các bức xúc trong việc quản lý khu chung cư cũng như không phát huy được tính tự quản.
Đoàn Vũ

Nguồn: Báo Pháp Luật
(Ngày 05/09/2012)

VTV1 đưa tin v/v trang chấp quỹ bảo trì tại chung cư Ehome2


Trong chương trình "Tài Chính Tiêu Dùng" của đài VTV ngày 1-9-2012 đưa tin v/v trang chấp Quỹ bảo trì chung cư gây xôn xao dư luận gần đây.

Nam Long gửi thông báo số 213/2012 v/v tranh chấp Quỹ bảo trì

Công ty Nam Long ADC trân trọng thông báo đến Ban Quản trị, toàn thể Cư dân cụm nhà chung cư Ehome Đông Sài Gòn 2 về việc Bàn giao, quản lý sử dụng cụm nhà chung cư và quỹ bảo trì cụm chung cư Ehome 2.

Sau đây là ảnh chụp nguyên văn bản Nam Long gửi cho BQT chung cư Ehome2, ngày 29/8/2012


Nguồn: NamLong ADC (31/8/2012)

Nam Long thông cáo báo chí ngày 30/8/2012 v/v Tranh chấp Quỹ bảo trì

V/v : các diễn biến tiếp theo của tiến trình bàn giao quản lý sử dụng cụm nhà chung cư và quỹ bảo trì thuộc cụm chung cư EHome Đông Sài Gòn 2.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Quân 9, ngày 20 tháng 8 năm 2012, Phòng Quản lý đô thị quận 9 đã chủ trì cuộc họp tại trụ sở Ủy ban nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bàn giao quản lý sử dụng nhà chung cư và quỹ bảo trì thuộc cụm chung cư EHome 2 giữa Công ty Cổ phần Phát triển Căn hộ Nam Long ( Nam Long ADC) và Ban Quản trị cụm chung cư EHome Đông Sài Gòn 2.

Trong buổi làm việc này, Ủy Ban Nhân Dân Quận 9 yêu cầu Công ty  Nam Long ADC và Ban Quản trị cần gặp gỡ bàn bạc nhằm thống nhất cách giải quyết.

Trên tinh thần đó, Công ty Nam Long ADC đã mời Ban Quản trị họp cùng Công ty vào ngày Chủ nhật 26 tháng 8 năm 2012. Tuy nhiên, Ban Quản trị đề xuất dời thời gian họp sang ngày khác, với lý do Ban Quản trị cần thống nhất ý kiến trước khi họp với Công ty Nam Long ADC.

Ngày 29 tháng 8 năm 2012, Công ty Nam Long ADC đã có công văn số 213/CV/NLADC-2012 về việc đề xuất hướng giải quyết việc chuyển giao quỹ bảo trì, đồng thời đề nghị một số công việc liên quan đến trách nhiệm của Ban Quản trị cần phải thực hiện. ( vui lòng xem tài liệu đính kèm).

Trên đây là thông báo tiếp theo tiến trình bàn giao tài liệu, các trang thiết bị thuộc phần sở hữu chung và quỹ bảo trì cụm nhà chung cư EHome Đông Sài Gòn 2.

Công văn số 213/CV/NLADC-2012

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ:
Phạm Thị Thanh Trang
Công ty Cổ phần Phát triển Căn hộ Nam Long
Mobile:  0908.480259
Tel: 08. 54 1111 45 (ext: 123)
Email: trang.pham@namlongadc.com

Chung cư Ehome2: Tranh chấp BQT và chủ đầu tư

Chung cư Ehome Đông Sài Gòn 2 (Ehome 2) đã đưa vào sử dụng gần 2 năm, nhưng hiện chưa có bất kỳ hợp đồng quản lý vận hành hay bảo trì đối với công trình xây dựng và các hệ thống thiết bị.

Tình trạng này xuất phát từ việc chủ đầu tư là CTCP Phát triển căn hộ Nam Long (Nam Long) chậm trễ bàn giao hồ sơ công trình và quỹ bảo trì chung cư.

Chiếm dụng quỹ bảo trì?

Cụm chung cư Ehome 2 gồm 5 lô chung cư với 604 căn hộ đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ đầu tháng 11-2010. Hiện có trên 400 hộ dân chuyển đến sinh sống ổn định. Mới đây, Ban quản trị (BQT) chung cư Ehome 2 có đơn phản ánh với ĐTTC rằng việc Nam Long chiếm dụng tiền quỹ bảo trì (khoảng 10 tỷ đồng) đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, đe dọa tính mạng và sự an toàn của toàn bộ cư dân sinh sống tại chung cư.

Cụ thể, các thang máy và máy phát điện dự phòng không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Hệ thống chữa cháy và các thiết bị chữa cháy đã quá hạn kiểm định nhưng chưa được bàn giao để quản lý, vận hành và ký hợp đồng bảo trì với các đơn vị có chức năng. Không ký hợp đồng quản lý vận hành nhà chung do chưa tiếp nhận được các công trình sở hữu chung của chung cư.

Theo trình bày của ông Nguyễn Sanh Phát, Trưởng BQT chung cư, tháng 10-2011, Hội nghị nhà chung cư Ehome 2 lần thứ nhất được tổ chức bầu ra BQT chung cư hợp lệ. UBND quận 9 đã ban hành Quyết định 12/QĐ/UBND công nhận BQT gồm 11 thành viên do ông Nguyễn Sanh Phát làm trưởng ban.

Tháng 4-2012, Hội nghị nhà chung cư lần hai được tổ chức để thông qua Quy chế tổ chức hoạt động của BQT và Nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư. Ngay sau khi thành lập, BQT tiến hành mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thủ Đức dưới tên chủ tài khoản là BQT chung cư Ehome 2 với 2 người đứng tên đại diện là ông Nguyễn Sanh Phát (trưởng ban) và bà Đào Thị Lượng (thành viên đại diện do  BQT cử ra) để tiếp nhận và quản lý quỹ bảo trì theo quy định của pháp luật.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 20 Quyết định 08/2008/QĐ-BXD ngày 28-5-2008 của Bộ Xây dựng.

Mặt khác, Sở Xây dựng TPHCM cũng đã có công văn gửi Nam Long hướng dẫn về việc quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư. Theo đó, đối với kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản tiền gửi cho từng nhà chung cư tại ngân hàng thương mại với lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn kể từ khi đưa nhà chung cư vào sử dụng và bàn giao tài khoản đó cho BQT.

BQT quản lý tài khoản kinh phí bảo trì với hình thức đồng chủ tài khoản để quản lý và sử dụng tài khoản kinh phí này theo quy định của pháp luật về tài chính. “Ngày 22-4-2012, BQT chung cư và Nam Long tổ chức cuộc họp để bàn giao quản lý sử dụng cụm nhà chung cư Ehome 2 với sự tham gia của toàn bộ thành viên BQT, đại diện của UBND và Công an phường Phước Long B.

Tuy nhiên, phía Nam Long không có người đại diện hợp pháp để thực hiện việc bàn giao nên cuộc họp không thể thực hiện được. Ngay sau cuộc họp bàn giao không thành, BQT tiếp tục gửi văn bản yêu cầu Nam Long thực hiện nghiêm túc việc bàn giao hồ sơ công trình và quỹ bảo trì theo quy định của pháp luật nhưng chủ đầu tư cố tình thoái thác bằng những lý do không hợp lý như chờ hướng dẫn của UBND quận 9, tài khoản tiền gửi không hợp lệ” - ông Phát bức xúc.

Một góc chung cư Ehome2 (Ảnh: Thanh Vy)
Yêu sách ngược đời

Theo ông Lê Huỳnh Cương Nghị, Tổng giám đốc Nam Long, tháng 4-2012, chủ đầu tư đã chủ trì tổ chức cuộc họp với BQT và đại diện cơ quan quản lý nhằm bàn giao tài liệu liên quan đến quá trình quản lý, vận hành chung cư; các trang thiết bị phần sở hữu chung của nhà chung cư; báo cáo số tiền đã thu của các hộ dân dành cho việc bảo trì, quản lý vận hành chung cư.

Trong cuộc họp này, BQT đồng ý tiếp nhận bàn giao phần hồ sơ tài liệu kỹ thuật, phần sở hữu chung từ chủ đầu tư. Riêng về quỹ bảo trì, do chủ đầu tư chưa nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ BQT nên tạm thời chưa chuyển khoản quỹ bảo trì cho BQT. Do đó, BQT đã đề ra ý kiến sẽ ký nhận bàn giao tất cả các hồ sơ tài liệu, phần sở hữu chung cùng với thời điểm nhận được quỹ bảo trì về tài khoản của BQT.

Ngày 27-4-2012, chủ đầu tư nhận được công văn của BQT, đề nghị chuyển khoản kinh phí bảo trì để BQT quản lý. Sau khi xem xét các tài liệu đề nghị chuyển khoản, chủ đầu tư nhận thấy yêu cầu mở tài khoản của BQT là không rõ ràng, bản chất là tài khoản cá nhân, không phù hợp Khoản 1, Điều 20 Quyết định 08/2008/QĐ-BXD về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, và chưa phù hợp với quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Ngày 8-5-2012, chủ đầu tư đã gửi Công văn 199/CV/NLADC-2012 nêu rõ, trong thời gian chờ sự hướng dẫn của Sở Xây dựng và UBND quận 9, chủ đầu tư sẽ tạm thời quản lý quỹ bảo trì (bao gồm cả tiền lãi phát sinh với lãi suất không kỳ hạn kể từ ngày chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng đến ngày 30-4-2012 và tiền lãi phát sinh có kỳ hạn theo lãi suất của ngân hàng thương mại, kể từ ngày 1-5-2012) theo hình thức thu hộ, chi hộ các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến phần sở hữu chung cụm chung cư Ehome 2.

Trao đổi với ĐTTC, Luật sư Nguyễn Văn Hiến (căn hộ 201, lô D, Ehome 2), cho biết trong một cuộc họp mới đây, Nam Long đưa ra yêu sách: Thứ nhất, để chủ đầu tư chuyển tiền quỹ bảo trì cho BQT thì phải cho một thành viên của Nam Long đứng tên đồng chủ tài khoản.

Thứ hai, chấp nhận để BQT làm chủ tài khoản nhưng khi chi tiền phải có con dấu và chữ ký của Nam Long trên lệnh chi.

Thứ 3, BQT phải có giấy ủy quyền của toàn bộ cư dân thì Nam Long mới chuyển tiền. Theo LS. Hiến, đó là yêu sách ngược đời, lạm quyền bởi ngay khi yêu cầu Nam Long dẫn ra một điều luật nào quy định như vậy thì chủ đầu tư “bí”.

Để giải quyết quyền lợi cho cư dân, Sở Xây dựng đã có công văn hướng dẫn rõ ràng việc Nam Long có trách nhiệm bàn giao công trình sở hữu chung và quỹ bảo trì.

Minh Tuấn 
Nguồn: Báo Đầu Tư Tài Chính

Nam Long gửi thông báo số 206/2012 v/v tranh chấp Quỹ bảo trì

Thông tin gửi Cư dân Chung cư EHome Đông Sài Gòn 2

Công ty Cổ phần Phát triển Căn hộ Nam Long xin thông báo về tiến trình chuyển giao tài liệu, các trang thiết bị thuộc phần sở hữu chung và quỹ bảo trì của cụm nhà chung cư EHome Đông Sài Gòn 2.

Download file .pdf của Thông báo này

Nguồn: NamLongADC website (18/7/2012)

Download file .pdf của Thông báo này

Toàn văn Quyết Định 08/2008 của Bộ Xây Dựng

Quyết định 08/2008 của Bộ Xây Dựng ban hành quy chế về quản lý và sử dụng nhà chung cư nhằm nâng cao điều kiện sống, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo an ninh trật tự; tạo lập nếp sống văn minh đô thị trong các khu nhà chung cư; duy trì chất lượng, kiến trúc, cảnh quan, vệ sinh - môi trường của nhà chung cư;

Quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý sử dụng nhà chung cư. Quy chế này được áp dụng đối với mọi loại nhà chung cư và nhà nhiều tầng có mục đích sử dụng hỗn hợp mà có phần diện tích là nhà ở.


Xem toàn văn Quyết định 08/2008 tại đây

Nguồn: Vanban.chinhphu.vn

Dân cư khu Ehome2 phẫn nộ vì quyền lợi bị tước đoạt

Cùng với những sóng gió, mối lo đường đêm hoang vắng - trộm, cướp rình rập, hệ thống thang áy liên tục hư hỏng - nhốt người…, nhiều hộ dân ở Khu dân cư Ehome2 (phường Phước Long B, quận 9, TP HCM) còn bức xúc trước kiểu hành xử lỗ mãng, xem thường quyền lợi hợp pháp của họ từ một số thành viên trong Ban quản trị khu dân cư.

Với 5 tòa nhà cao 8 tầng, khu dân cư (KDC) Ehome2 gồm 600 căn hộ do Công ty cổ phần Phát triển căn hộ Nam Long làm chủ đầu tư. Đầu năm 2011, KDC này được đưa vào hoạt động. Đến ngày 21/2/2012, thực hiện nghiêm túc điều 71 Luật Nhà ở “nhà chung cư (NCC) phải có ban quản trị (BQT) là đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu…” UBND quận 9 ra quyết định công nhận BQT cụm nhà chung cư Ehome Đông Sài Gòn 2, gồm 10 thành viên, do ông Nguyễn Sanh Phát là Trưởng BQT.

Sau khi có quyết định công nhận, BQT KDC Ehome2 Tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư Ehome 2 để thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của BQT, nội quy quản lý và sử dụng NCC, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành cụm nhà chung cư Ehome2. Hội nghị được tổ chức vào sáng 8/4.

Cơn phẫn nộ của các hộ dân là chủ sở hữu căn hộ ở KDC Ehome2 sẽ không bùng nổ nếu như không có chuyện hộ dân đến tham dự bị một số thành viên BQT, trong đó có ông Trương Quốc Hoàng - Phó BQT và Phạm Đình Phương (thành viên BQT) gây khó khăn, yêu cầu ra ngoài cuộc họp.

“Hai ông này đến hạch sách, bảo nếu không có thư mời, không có giấy ủy quyền thì không được họp… Sau đó ông Đoàn gằn giọng bảo rằng ghế do ông ta tự bỏ tiền túi thuê nên tôi phải ngồi nơi khác” - anh Nguyễn Dũng, hộ dân ở lô E, phản ánh.

Cuộc họp bắt đầu từ 9h sáng kéo dài đến gần 14h thì đến màn kết, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành cụm nhà chung cư Ehome2. Đây là thời điểm mà hơn 100 hộ dân tham dự hội nghị phẫn nộ khi biết 1 trong 4 công ty dự thầu là do 4 thành viên BQT chung cư lập nên, gồm các ông Trương Quốc Hoàng (Phó BQT), Nguyễn Thanh Trà, Bùi Đức Quỳnh, Lý Đức Đoàn cùng là thành viên BQT.

“Bộ tứ trên lập nên Công ty Cetus, không có kinh nghiệm quản lý-điều hành tòa nhà nhưng lại chào thầu giá dịch vụ tăng thêm 50% khiến ai cũng bức xúc”. Tiếp lời anh Đinh Trung Dũng (hộ dân ở tầng 5, lô E), chị Minh Hoài (tầng 4, lô E) bất bình vì các thành viên BQT nhận lương từ tiền của các hộ dân, nay lại tham gia đấu thầu có phải “vừa đá bóng vừa thổi còi”...?!

Trước cơn phẫn nộ của các hộ dân, ông Lý Đức Đoàn, đại diện Công ty Cetus cam đoan sẽ rút khỏi BQT cho khách quan. Vấn đề ở chỗ 3 thành viên còn lại của Cetus, trong đó có ông Phó ban Trương Quốc Hoàng thì vẫn thản nhiên điều hành hội nghị trong sự phản đối và đề nghị xem lại tư cách đạo đức của nhiều hộ dân.

Đến giai đoạn bỏ phiếu bình chọn nhà cung cấp dịch vụ, cũng với lý do “hộ dân không có thư mời, không có thư ủy quyền của đại biểu cụm dân cư thì không được bỏ phiếu”, ông Trương Quốc Hoàng, Phạm Đình Phương đóng vai trò chủ lực thẳng thừng tước bỏ quyền lợi của nhiều hộ dân.

“Chúng tôi bỏ tiền tỷ mua căn hộ, nay có doanh nghiệp vào đấu thầu dịch vụ, có doanh nghiệp chẳng kinh nghiệm, có doanh nghiệp non nớt như Cetus nhưng tham vọng vừa đá bóng vừa thổi còi lại tăng tiền phí dịch vụ cao ngất ngưởng… mà mình chẳng được quyền chọn lựa thì quá vô lý. Trước đòi hỏi chính đáng của chúng tôi, ông Phạm Đình Phương hăm he yêu cầu BQT giải tán cuộc họp” - anh An Hòa, hộ dân ở lô C, bộc bạch.

Nhưng hành xử thiếu tự trọng, thiếu tinh thần trách nhiệm, không vì quyền lợi của các hộ dân ấy của Phạm Đình Phương chẳng được tập thể BQT chấp nhận. Sau đó các hộ dân không có thư mời bởi không nhận được thư mời, không được phát phiếu bình chọn. Và kết quả là doanh nghiệp chào gói dịch vụ chất lượng cao được hộ dân bình chọn.

Đại diện cho quyền lợi của hộ dân nhưng lại có những hành xử không văn hóa, không cho họ tham dự hội nghị, không cho bình bầu..., chính cách hành xử này của 4 thành viên BQT KDC Ehome2 thành lập Công ty Cetus cùng ông Phạm Đình Phương đã bị đông đảo hộ dân ở KDC này qui kết có vấn đề móc nối, tiêu cực, xem hộ dân là “miếng mồi” để trục lợi.

Lại có dư luận cho rằng sở dĩ những thành viên BQT kể trên không đồng ý để hộ dân bình bầu bởi họ biết chắc nếu để đông hộ dân vào cuộc thì với số phiếu áp đảo, Cetus sẽ bị loại khỏi cuộc chơi sau một quá trình vận động hành lang. Và cũng chính vì những lẽ đó mà hộ dân ở KDC Ehome2 đang tính chuyện bãi miễn tư cách thành viên BQT của những người đang tâm tước đoạt quyền lợi chính đáng của họ

Bích Kiều

Nguồn: Báo CAND Online (11/4/2012)

Quy định về hội nghị nhà chung cư

Một buổi hội nghị nhà chung cư
Hỏi: Đề nghị Chuyên mục tư vấn, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về tổ chức và hoạt động của hội nghị nhà chung cư (Phạm Đình Văn, Việt Hưng, Hà Nội).

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, Ban hành kèm theo Quyết định số 08 /2008/QĐ-BXD ngày 28/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thì tổ chức, hoạt động của Hội nghị nhà chung cư được quy định như sau:

1. Hội nghị nhà chung cư là hội nghị các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có thể cử đại diện hoặc uỷ quyền cho người khác tham dự Hội nghị nhà chung cư.

Hội nghị nhà chung cư có thể tổ chức cho một nhà chung cư hoặc một cụm nhà chung cư. Trường hợp tổ chức Hội nghị cho một nhà chung cư thì số người tham dự phải có số lượng trên 50% tổng số chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư. Trường hợp tổ chức Hội nghị cho một cụm nhà chung cư thì mỗi nhà chung cư phải cử đại biểu tham dự, số đại biểu tham dự của mỗi nhà chung cư phải có số lượng trên 10% số chủ sở hữu và người sử dụng của mỗi nhà chung cư đó.

Hội nghị nhà chung cư được tổ chức mỗi năm 01 lần, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức Hội nghị bất thường khi có trên 50% tổng số các chủ sở hữu và người sử dụng đề nghị bằng văn bản hoặc khi Ban quản trị đề nghị đồng thời có văn bản đề nghị của 30% chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư.

2. Trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng và có 50% căn hộ được bán trở lên (kể cả số căn hộ mà Chủ đầu tư giữ lại) thì Chủ đầu tư (đối với nhà chung cư nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu) có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu. Trường hợp nhà chung cư không xác định được Chủ đầu tư thì đơn vị đang quản lý nhà chung cư đó hoặc UBND cấp quận có trách nhiệm chủ trì tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu.

3. Hội nghị nhà chung cư là cơ quan có quyền cao nhất trong việc quản lý sử dụng nhà chung cư đó theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này. Hội nghị nhà chung cư quyết định các vấn đề sau:

a) Đề cử và bầu Ban quản trị; đề cử và bầu bổ sung, bãi miễn thành viên Ban quản trị trong trường hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường; thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban quản trị; thông qua mức phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên Ban quản trị và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị;

b) Thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư;

c) Thông qua việc lựa chọn doanh nghiệp quản lý vận hành, doanh nghiệp bảo trì nhà chung cư;

d) Thông qua báo cáo công tác quản lý vận hành, bảo trì và báo cáo tài chính của các đơn vị được giao thực hiện;

đ) Quyết định những nội dung khác có liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư không nhất thiết phải thực hiện các nội dung quy định tại điểm c và d nêu trên.

4. Mọi quyết định của Hội nghị nhà chung cư phải đảm bảo nguyên tắc theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu và được xác lập bằng văn bản.

LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN SINH (CÔNG TY LUẬT TNHH YOUME)

Nguồn: Báo Lao Động